Trái xoài “định mệnh”

Bởi
Trải nghiệm
Đã đăng: 08/12/2023 8:52 pm

Một bài cảm nhận được Greenbox sưu tầm, một vị khách đã từng trải nghiệm và tin dùng các sản phẩm từ anh Phát – Tánh Linh, Bình Thuận.

Trong một lần lướt Facebook, đập vào mắt tôi là hình ảnh một chai nước mắm chay, không giống như các sản phẩm trên thị trường khi người ta trước giờ làm nước mắm chay từ đậu nành, trái thơm, muối đường, thì cái tôi đang xem là nước mắm từ “Trái cây rừng”. Những thứ từ tự nhiên luôn có 1 sức hấp dẫn lạ thường với tôi, mà đặc biệt hơn ở đây chính là cánh rừng có cái tên nghe rất lạ “Tánh Linh”, bạn biết đó, khác với những thứ được con người nuôi trồng, những gì được tự nhiên sinh ra, nuôi lớn chống chịu trường tồn qua bao năm tháng thăng trầm, nắng mưa, bão lũ, luôn ẩn chứa trong nó những dược tính chữa lành hết sức đặc biệt.

Hình ảnh tôi đang thấy hết sức mộc mạc, 1 chai nước mắm chay màu hổ phách, lướt sang đọc bảng thành phần có trong nó mà tôi cảm thấy bản thân mình thật quá may mắn khi biết được sản phẩm này, nào là trái gùi, trái thanh trà, trái trường, trái diếc, nho rừng, xoài rừng, dâu rừng, mít rừng, cam rừng, trái bứa rừng, thù lù rừng…

Trí tò mò của mình trỗi dậy, tôi vào Google tìm đọc công dụng của từng loại trái cây một mà thực sự đi từ ngỡ ngàng này tới ngỡ ngàng khác. Những loại trái cây rừng tự nhiên hoang dã này, không chỉ mang trong mình một nguồn vitamin khoáng chất dồi dào, phong phú mà tự thân mỗi loại, theo đông y, cũng là một loại thuốc có dược tính chữa những căn bệnh thế kỷ như tim mạch, đột quỵ, thanh lọc gan, thải độc thận, lọc sạch máu huyết của mình. Những loại trái cây này được ủ chượp, lên men trên 3 năm với muối sạch, càng làm cho dược tính chữa bệnh của chúng tăng lên gấp bội !

Lúc đó tôi như ” Đây chính là những thứ mà mình đang tìm kiếm bấy lâu nay”. Tôi thầm nhủ trong lòng, đây chẳng phải ” Thức ăn là thuốc đây sao?” Mình vừa được ăn ngon lại vừa rất tốt cho cơ thể, mà không cần phải dùng 1 viên thuốc nào, thì thật còn gì bằng !

Ảnh minh họa © United Farm Workers / X

Không chần chừ tôi đặt luôn 3 lít vì để càng lâu càng đậm đà càng ngon. Khi chị Thủy ship hàng cho tôi, đó là cái ngày định mệnh gì mà chị tặng cho tôi 3 trái xoài, tôi không biết đó là giống xoài gì, nhưng khi mẹ tôi nhìn thấy thì mẹ tôi nói: Trời ơi, xoài Thanh ca đây mà, giống xoài này giờ vẫn còn sao ? Con mua ở đâu vậy ?

Tôi nói: Con mua nước mắm Trái cây rừng được tặng xoài đó mẹ. Mẹ tôi cầm trái xoài trên tay, mừng rưng rưng như được gặp lại cảnh cũ, người xưa… Chưa vội ăn, mẹ tôi vẫn cầm trái xoài trên tay nâng niu như níu kéo 1 điều gì đó. Rồi mẹ tôi dần kể, ngày xưa mấy chục năm trước, lúc mẹ còn sống ở dưới quê, mẹ ăn giống xoài này. Nhưng kể từ khi phong trào trồng xoài cát Hòa Lộc, xoài ghép bưởi, xoài nghệ, xoài keo rồi nhập các loại xoài ngoại lai từ Thái, từ Úc qua… thì diện tích xoài thanh ca dần bị thu hẹp. Thậm chí cũng ít ai trồng nữa vì thời gian sinh trưởng của loại xoài này dài nên rất chậm cho trái, không có năng suất. Bây giờ cũng không còn mấy người trồng nữa.

Lúc đó, mẹ cầm trái xoài trên tay nâng niu, cắt làm đôi rồi ăn thì lột vỏ rồi mút cho hết phần thịt để ăn tiết kiệm, để không phải bỏ phí 1 cái gì. Thịt xoài màu vàng tươi, rất mịn và ít xơ, nó không ngọt đậm như Xoài Cát Hòa Lộc, không có vị ngọt công nghiệp như Xoài Thái mà nó có vị ngọt thanh tao, rất thơm, mùi thơm rất quyến rũ, rất dễ bị nghiện. Thiên nhiên rất khéo thiết kế, khi còn xanh xoài Thanh Ca chua “ướt quần”. Vậy mà khi dần chín, chúng ngon không thể chê vào đâu.

Thế là tôi và mẹ bắt đầu tò mò về người bảo tồn những giống trái cây rừng đã bị lãng quên từ lâu này, vì tôi biết, nếu như người đó đã biết bảo tồn những gì gọi là “giống cổ”, thì người này nhất định cũng phải rất đặc biệt, về cả cái Tâm, lẫn cái Tầm.

Họ phải là người sống qua những thăng trầm cuộc đời, nếm trải đủ vị ngọt bùi, chua cay, mặn đắng mà đời mang lại, nhưng vẫn kiên quyết không theo phong trào hào nhoáng bên ngoài, không theo số đông mà bán đi lương tâm chạy theo bán các sản phẩm theo sự ưa thích nhất thời của thị trường, bán đi bản sắc, quên đi nguồn cội của mình.

Hôm đó, vì mải lo ăn xoài Thanh ca, kể chuyện ngày xưa mà tôi quên ngâm tôm khô để nấu canh, thế là tôi vào nấu chay luôn.

Sực nhớ ra chai nước mắm trái cây rừng có thể dùng để nêm để làm tăng thêm vị đậm đà ngọt mặn của món ăn, nên tôi thử luôn. Vậy mà hay thiệt, chỉ có rau, 3 muỗng nước mắm, và xíu hạt nêm rau củ, cùng 1 muỗng dầu mè, mà nồi canh trở nên xanh mướt, ngon ngọt hơn bao giờ hết, chẳng cần thịt xay hay tôm khô cầu kỳ. Nước mắm tưởng nó mặn mà không mặn, nêm vào nó lại làm cho canh thêm ngọt mới lạ chứ. Ngọt mà thanh tao, không ngọt vị đường công nghiệp, ăn rất cuốn, tôi húp nước canh tới giọt cuối cùng.

Nhân duyên gặp nhau của chúng tôi với người anh mà chúng tôi rất thương, và quý trọng, đã mở ra như thế. Tuy chỉ gói gọn trong 1 trái xoài, 1 chai nước mắm trái cây rừng, mà trong đó nói lên quá nhiều điều.

(Độc quyền từ Thiên Khanh)
Trở lên Trên ▲

Viết trả lời hoặc Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị. Các ô bắt buộc sẽ được đánh dấu *

Liên kết được đề xuất
Xem tất cả